Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
130547

Làm giàu từ đề án xóa nghèo

Ngày 03/02/2015 22:42:44

Bắt đầu từ đề án "Xóa nghèo bền vững dựa vào cộng đồng” của MTTQ huyện Triệu Sơn, gia đình ông Lê Văn Thành (84 tuổi, thôn 6, xã Dân Quyền, huyện Triệu sơn, Thanh Hóa) đã thực sự thoát nghèo và giàu lên nhờ mô hình nuôi chim bồ câu. Không chỉ làm giàu chính đáng cho mình, ông Thành còn giúp đỡ, hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật chăn nuôi cho nhiều hộ dân khác.

Mô hình hay từ một đề án

Trao đổi với chúng tôi về những thành công của đề án "xóa nghèo bền vững dựa vào cộng đồng” nói chung và tấm gương sáng Lê Văn Thành, ông Lê Đình Tình – Chủ tịch UBMTTQ xã Dân Quyền khẳng định: Sau khi triển khai đề án, Dân Quyền đã thành lập 2 câu lạc bộ "Liên thế hệ tự giúp nhau”. Sau 4 năm đi vào hoạt động, các thành viên trong câu lạc bộ đã giúp nhau phát triển kinh tế, thông qua việc giúp nhau ngày công, hướng dẫn kỹ thuật… các trường hợp là người già cả, neo đơn, khuyết tật được cộng đồng chung tay hỗ trợ thoát nghèo. Không chỉ dừng lại ở việc giúp nhau thoát nghèo, các câu lạc bộ còn tổ chức đi vận động quyên góp để tặng quà cho gia đình khó khăn, gia đình chính sách trong các dịp lễ, tết. Qua đó, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt hơn, tinh thần đại đoàn kết được nêu cao tại các khu dân cư.

Một ngày mới bắt đầu với ông Lê Văn Thành từ lúc mờ sáng, khi đàn chim câu trong chuồng cất tiếng gù gọi bầy. Ở cái tuổi "xưa nay hiếm”, với ông, việc thức dậy chăm sóc cho đàn chim đông đúc của mình không chỉ đơn thuần là việc tăng gia phát triển kinh tế mà còn là thú vui, niềm đam mê. 

 Trên nền đất rộng chừng hơn 200m2, khu chuồng nuôi chim bồ câu, chim trĩ được ông sắp đặt khá quy mô và khoa học. Cả đàn chim đông đúc lên đến hàng nghìn con nhưng tịnh không có mùi hôi làm mất vệ sinh môi trường. Cầm trên tay con chim bồ câu đang sinh sản, có màu sắc khá lạ mắt ông Thành cho biết: Đây là giống chim có nguồn gốc từ Mỹ, trọng lượng của chim trưởng thành lên đến 1,2 – 1,3kg/1 con. Hiện tại, trong trại nuôi chim của mình, ông thành đã sưu tầm và nhân giống thành công nhiều chủng loại bồ câu có nguồn gốc khác nhau như: Pháp, Hà Lan, Niu – di – lân, Nhật Bản… 

 Qua câu chuyện của ông, chúng tôi được biết: Ông vốn là một cán bộ y tế, có thâm niên gần 40 năm làm trạm trưởng trạm y tế xã, sau khi về nghỉ chế độ, kinh tế gia đình rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn do đông con. Cho dù 2 ông bà đã nhận hơn 1 mẫu đất ruộng để làm, thì mỗi đận giáp hạt, gia đình vẫn phải lo chạy ăn từng bữa. Các con lớn lên, mỗi đứa một ngả, tìm kế sinh nhai…

Năm 2010, khi MTTQ huyện Triệu Sơn triển khai đề án "Xóa nghèo bền vững dựa vào cộng đồng”, ông liền gia nhập vào câu lạc bộ "Liên thế hệ tự giúp nhau” của xã. Ngoài 5 sào đất vườn, ông nhận thầu thêm 1,2 mẫu đất vốn là vùng sình lầy bên cạnh nhà để đào ao nuôi cá. Sau nhiều lần thử nghiệm chăn nuôi, ông nhận thấy, mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm có lẽ là phù hợp với hoàn cảnh của mình nhất. Vậy là ông bắt tay vào làm. Cùng với số vốn ít ỏi tích cóp được, ông vay thêm 3 triệu đồng từ câu lạc bộ xây dựng trại nuôi chim. 

 Ban đầu, ông mua hơn 200 cặp chim bồ câu thuần chủng để nuôi thử nghiệm nhưng giống chim này có thể trạng nhỏ, không cho hiệu quả về kinh tế. Tình cờ một lần, ông được bạn bè tận trong tỉnh Tây Ninh giới thiệu về mô hình chăn nuôi các giống chim bồ câu Niu-di-lân, Hà Lan, Mỹ… cho hiệu quả kinh tế cao, ông liền đặt mua mấy đôi về nuôi thử nghiệm. Ngoài những buổi được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi từ câu lạc bộ, ông còn nhờ cậu con trai út "sớt” trên mạng những thông tin về kỹ thuật chăn nuôi chim. Nhờ tích cực học hỏi và chăm chỉ lao động, đến nay đàn chim của ông đã tăng lên hàng nghìn con. Mỗi cặp chim Mỹ mới nở có màu sô-cô-la, màu mận chín, sữa… được ông bán với giá dao động từ 800 – 1 triệu đồng, 1 cặp chim bố mẹ được bán với giá từ 2,5 – 3 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, ông còn thuần chủng và cho sinh sản thành công giống chim cu gáy hoang dã, phục vụ người chơi chim cảnh. 

Người nuôi chim ở khắp mọi miền đã tìm đến không chỉ để mua chim giống mà còn học hỏi ở ông kinh nghiệm chăn nuôi. "Mỗi năm, đàn chim cho gia đình tôi thu nhập từ 90 – 120 triệu đồng. Sắp tới tôi sẽ tiếp tục mở rộng thêm mô hình chăn nuôi chim trĩ và nuôi thả cá. Từ thành quả này cho thấy, chỉ có người phụ đất chứ đất không phụ người bao giờ!” – ông Thành hồ hởi nói.

 Nêu cao tinh thần "tương thân, tương ái”

 Ông Lê Văn Thành không chỉ được bà con trong vùng nể phục bởi khả năng làm và hạch toán kinh tế mà ông còn được bà con yêu mến bởi tinh thần giúp đỡ, chia sẻ, "tương thân tương ái” với mọi người.

 Vào các buổi sinh hoạt định kỳ của câu lạc bộ "Liên thế hệ tự giúp nhau”, ông luôn là người hăng say, nhiệt tình chia sẻ thành công, những kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu với mọi người. Không những vậy, đối với các hộ có hoàn cảnh khó khăn, ông sẵn sàng đầu tư con giống, đến tận nhà hướng dẫn cách làm chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi theo kiểu "cầm tay chỉ việc” mà không lấy tiền hoặc lấy với giá rẻ và đến khi nào có lời mới phải trả. Với bản tính chăm chỉ và tốt bụng của ông,  nhiều mô hình nuôi chim bồ câu khác trong vùng cũng đã thu được những thành công nhất định, nhiều hộ đã thực sự thoát nghèo.

 "Mình cũng khó khăn mãi rồi nên hiểu được mong muốn của bà con. Còn gì vui bằng khi có thể tương trợ xóm giềng khi họ khó khăn, hoạn nạn”.

Nguyễn Chung

Làm giàu từ đề án xóa nghèo

Đăng lúc: 03/02/2015 22:42:44 (GMT+7)

Bắt đầu từ đề án "Xóa nghèo bền vững dựa vào cộng đồng” của MTTQ huyện Triệu Sơn, gia đình ông Lê Văn Thành (84 tuổi, thôn 6, xã Dân Quyền, huyện Triệu sơn, Thanh Hóa) đã thực sự thoát nghèo và giàu lên nhờ mô hình nuôi chim bồ câu. Không chỉ làm giàu chính đáng cho mình, ông Thành còn giúp đỡ, hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật chăn nuôi cho nhiều hộ dân khác.

Mô hình hay từ một đề án

Trao đổi với chúng tôi về những thành công của đề án "xóa nghèo bền vững dựa vào cộng đồng” nói chung và tấm gương sáng Lê Văn Thành, ông Lê Đình Tình – Chủ tịch UBMTTQ xã Dân Quyền khẳng định: Sau khi triển khai đề án, Dân Quyền đã thành lập 2 câu lạc bộ "Liên thế hệ tự giúp nhau”. Sau 4 năm đi vào hoạt động, các thành viên trong câu lạc bộ đã giúp nhau phát triển kinh tế, thông qua việc giúp nhau ngày công, hướng dẫn kỹ thuật… các trường hợp là người già cả, neo đơn, khuyết tật được cộng đồng chung tay hỗ trợ thoát nghèo. Không chỉ dừng lại ở việc giúp nhau thoát nghèo, các câu lạc bộ còn tổ chức đi vận động quyên góp để tặng quà cho gia đình khó khăn, gia đình chính sách trong các dịp lễ, tết. Qua đó, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt hơn, tinh thần đại đoàn kết được nêu cao tại các khu dân cư.

Một ngày mới bắt đầu với ông Lê Văn Thành từ lúc mờ sáng, khi đàn chim câu trong chuồng cất tiếng gù gọi bầy. Ở cái tuổi "xưa nay hiếm”, với ông, việc thức dậy chăm sóc cho đàn chim đông đúc của mình không chỉ đơn thuần là việc tăng gia phát triển kinh tế mà còn là thú vui, niềm đam mê. 

 Trên nền đất rộng chừng hơn 200m2, khu chuồng nuôi chim bồ câu, chim trĩ được ông sắp đặt khá quy mô và khoa học. Cả đàn chim đông đúc lên đến hàng nghìn con nhưng tịnh không có mùi hôi làm mất vệ sinh môi trường. Cầm trên tay con chim bồ câu đang sinh sản, có màu sắc khá lạ mắt ông Thành cho biết: Đây là giống chim có nguồn gốc từ Mỹ, trọng lượng của chim trưởng thành lên đến 1,2 – 1,3kg/1 con. Hiện tại, trong trại nuôi chim của mình, ông thành đã sưu tầm và nhân giống thành công nhiều chủng loại bồ câu có nguồn gốc khác nhau như: Pháp, Hà Lan, Niu – di – lân, Nhật Bản… 

 Qua câu chuyện của ông, chúng tôi được biết: Ông vốn là một cán bộ y tế, có thâm niên gần 40 năm làm trạm trưởng trạm y tế xã, sau khi về nghỉ chế độ, kinh tế gia đình rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn do đông con. Cho dù 2 ông bà đã nhận hơn 1 mẫu đất ruộng để làm, thì mỗi đận giáp hạt, gia đình vẫn phải lo chạy ăn từng bữa. Các con lớn lên, mỗi đứa một ngả, tìm kế sinh nhai…

Năm 2010, khi MTTQ huyện Triệu Sơn triển khai đề án "Xóa nghèo bền vững dựa vào cộng đồng”, ông liền gia nhập vào câu lạc bộ "Liên thế hệ tự giúp nhau” của xã. Ngoài 5 sào đất vườn, ông nhận thầu thêm 1,2 mẫu đất vốn là vùng sình lầy bên cạnh nhà để đào ao nuôi cá. Sau nhiều lần thử nghiệm chăn nuôi, ông nhận thấy, mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm có lẽ là phù hợp với hoàn cảnh của mình nhất. Vậy là ông bắt tay vào làm. Cùng với số vốn ít ỏi tích cóp được, ông vay thêm 3 triệu đồng từ câu lạc bộ xây dựng trại nuôi chim. 

 Ban đầu, ông mua hơn 200 cặp chim bồ câu thuần chủng để nuôi thử nghiệm nhưng giống chim này có thể trạng nhỏ, không cho hiệu quả về kinh tế. Tình cờ một lần, ông được bạn bè tận trong tỉnh Tây Ninh giới thiệu về mô hình chăn nuôi các giống chim bồ câu Niu-di-lân, Hà Lan, Mỹ… cho hiệu quả kinh tế cao, ông liền đặt mua mấy đôi về nuôi thử nghiệm. Ngoài những buổi được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi từ câu lạc bộ, ông còn nhờ cậu con trai út "sớt” trên mạng những thông tin về kỹ thuật chăn nuôi chim. Nhờ tích cực học hỏi và chăm chỉ lao động, đến nay đàn chim của ông đã tăng lên hàng nghìn con. Mỗi cặp chim Mỹ mới nở có màu sô-cô-la, màu mận chín, sữa… được ông bán với giá dao động từ 800 – 1 triệu đồng, 1 cặp chim bố mẹ được bán với giá từ 2,5 – 3 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, ông còn thuần chủng và cho sinh sản thành công giống chim cu gáy hoang dã, phục vụ người chơi chim cảnh. 

Người nuôi chim ở khắp mọi miền đã tìm đến không chỉ để mua chim giống mà còn học hỏi ở ông kinh nghiệm chăn nuôi. "Mỗi năm, đàn chim cho gia đình tôi thu nhập từ 90 – 120 triệu đồng. Sắp tới tôi sẽ tiếp tục mở rộng thêm mô hình chăn nuôi chim trĩ và nuôi thả cá. Từ thành quả này cho thấy, chỉ có người phụ đất chứ đất không phụ người bao giờ!” – ông Thành hồ hởi nói.

 Nêu cao tinh thần "tương thân, tương ái”

 Ông Lê Văn Thành không chỉ được bà con trong vùng nể phục bởi khả năng làm và hạch toán kinh tế mà ông còn được bà con yêu mến bởi tinh thần giúp đỡ, chia sẻ, "tương thân tương ái” với mọi người.

 Vào các buổi sinh hoạt định kỳ của câu lạc bộ "Liên thế hệ tự giúp nhau”, ông luôn là người hăng say, nhiệt tình chia sẻ thành công, những kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu với mọi người. Không những vậy, đối với các hộ có hoàn cảnh khó khăn, ông sẵn sàng đầu tư con giống, đến tận nhà hướng dẫn cách làm chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi theo kiểu "cầm tay chỉ việc” mà không lấy tiền hoặc lấy với giá rẻ và đến khi nào có lời mới phải trả. Với bản tính chăm chỉ và tốt bụng của ông,  nhiều mô hình nuôi chim bồ câu khác trong vùng cũng đã thu được những thành công nhất định, nhiều hộ đã thực sự thoát nghèo.

 "Mình cũng khó khăn mãi rồi nên hiểu được mong muốn của bà con. Còn gì vui bằng khi có thể tương trợ xóm giềng khi họ khó khăn, hoạn nạn”.

Nguyễn Chung